Việc giám sát thi hành pháp luật ở địa phương được quy định như thế nào?
Việc giám sát thi hành pháp luật ở địa phương được quy định tại Điều 86 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 với nội dung như sau:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật tại địa phương.
- Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật trên địa bàn nơi đại biểu ứng cử.
- Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;
+ Mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giám sát.
- Khi tiến hành giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
+ Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với việc giải quyết thì đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết;
+ Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trên đây là nội dung trả lời về việc giám sát thi hành pháp luật ở địa phương. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật