Tiếng nói và chữ viết dùng trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

Tôi tên là Văn Duy, hiện tôi là sinh viên năm 02 khoa Luật tại một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ mọi người giải đáp như sau: Trong thi hành án dân sự, tiếng nói và chữ viết được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật thi hành án dân sự 2008 thì trong thi hành án dân sự, tiếng nói và chữ viết được quy định như sau:

- Tiếng nói và chữ viết dùng trong thi hành án dân sự là tiếng Việt.

Đương sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình nhưng phải có người phiên dịch. Đương sự là người dân tộc thiểu số mà không biết tiếng Việt thì cơ quan thi hành án dân sự phải bố trí phiên dịch.

- Người phiên dịch phải dịch đúng nghĩa, trung thực, khách quan, nếu cố ý dịch sai thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung trả lời về tiếng nói và chữ viết dùng trong thi hành án dân sự. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật thi hành án dân sự 2008.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào