Áp dụng tập quán về hôn nhân của mỗi dân tộc có được không?
Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.
Do đó, để tạo cơ sở pháp lý giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình khi pháp luật không có quy định. Luật cho phép trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.
Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc… không phân biệt đối xử giữa các con; … giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình…
Thư Viện Pháp Luật