Hình thức, mức độ kiểm tra và phương thức kiểm tra đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài

Ban biên tập có nhận được thắc mắc của bạn Thanh Huyền có mail là thanhhuyen***@gmail.com gửi về cho Ban biên tập. Cụ thể thắc mắc của tôi như sau: Hình thức, mức độ kiểm tra và phương thức kiểm tra đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài được quy định ra sao?

Hình thức, mức độ kiểm tra và phương thức kiểm tra đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài được quy định tại Công văn 6644/TCHQ-GSQL năm 2018 hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:

Việc kiểm tra xác định tính chính xác giữa nội dung khai hải quan và thực tế hàng hóa nhập khẩu được thực hiện bởi công chức hải quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập và công chức, viên chức kiểm định của Cục/Chi cục Kiểm định hải quan.

- Kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường và các thiết bị phân tích tại hiện trường: Cục/Chi cục Kiểm định hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu để kiểm tra hàng hóa theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT. Trường hợp có đủ cơ sở xác định lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật bảo vệ môi trường thì xử lý theo quy định.

- Trường hợp kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường và các thiết bị tại hiện trường không xác định được lô hàng phế liệu nhập khẩu đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật bảo vệ môi trường thì Chi cục Hải quan cửa khẩu và Cục/Chi cục Kiểm định hải quan phối hợp thực hiện lấy mẫu đại diện của lô hàng để thực hiện phân tích đánh giá. Việc lấy mẫu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT .

Việc kiểm tra thực tế và lấy mẫu (nếu có) của Chi cục Hải quan cửa khẩu và Cục/Chi cục Kiểm định hải quan được thực hiện cùng thời điểm kiểm tra và lấy mẫu (nếu có) của tổ chức giám định theo quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT.

- Trong quá trình kiểm tra thực tế và lấy mẫu, công chức hải quan phải chụp ảnh các vị trí kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu, ghi hình toàn bộ quá trình kiểm tra, lấy mẫu từ khi bắt đầu mở container (đối với hàng hóa đóng trong container) hoặc bắt đầu kiểm tra đối với hàng rời cho đến khi kết thúc việc kiểm tra, lấy mẫu. Đối với những lô hàng có thời gian kiểm tra kéo dài thì chỉ ghi những hình ảnh phản ánh được nội dung, phương pháp kiểm tra, thực tế hàng hóa để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện. Hình ảnh chụp các vị trí kiểm tra, lấy mẫu gửi về hòm thư [email protected], phim ghi hình quá trình kiểm tra, lấy mẫu lưu hồ sơ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện.

- Kết thúc việc kiểm tra thực tế, công chức kiểm tra thực tế lập phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC). Công chức kiểm tra của Chi cục Hải quan cửa khẩu và công chức, viên chức kiểm định của Cục/Chi cục Kiểm định hải quan ký xác nhận tại ô số 4 phần kiểm tra thủ công, mục II trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra.

Đối với hàng hóa là phế liệu thuộc danh mục tại Quyết định 73/2014/QĐ-TTg nhưng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, cơ quan hải quan xác định không đủ cơ sở để xem xét thông quan.

- Đối với trường hợp phải lấy mẫu đại diện, kết thúc việc lấy mẫu, công chức kiểm tra lập biên bản chứng nhận việc lấy mẫu (theo mẫu số 02/BBLM-PL ban hành kèm theo công văn số 4202/TCHQ-PC ngày 17/7/2018 của Tổng cục Hải quan), có xác nhận của người khai hải quan, công chức hải quan Chi cục Hải quan cửa khẩu, công chức, viên chức Cục/Chi cục Kiểm định hải quan và người đại diện tổ chức giám định được chỉ định. Nội dung biên bản chứng nhận việc lấy mẫu phải ghi rõ thời gian lấy mẫu, vị trí lấy mẫu (vị trí cụ thể trong container hoặc trong lô hàng), phương pháp lấy mẫu và số lượng mẫu (số lượng mẫu và trọng lượng mẫu đúng theo quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT), số hiệu container hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa là phế liệu.

- Sau khi lấy mẫu, công chức hải quan niêm phong mẫu. 01 mẫu bàn giao cho Cục/Chi cục Kiểm định hải quan để thực hiện kiểm tra, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường. 01 mẫu giao cho tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định. 01 mẫu lưu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Thời gian lưu mẫu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính.

- Trường hợp kết quả kiểm tra tại hiện trường bằng mắt thường được cơ quan kiểm tra (Sở Tài nguyên và môi trường nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất) kết luận là phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường, tuy nhiên cơ quan hải quan nghi ngờ kết quả kiểm tra bằng mắt thường chưa đủ cơ sở để kết luận là đạt hay không đạt thì cơ quan hải quan thực hiện lấy mẫu đại diện theo hướng dẫn tại điểm đ.5 và đ.6 nêu trên.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phế liệu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào