Hoạt động luân chuyển tài liệu được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 33/2018/TT-BVHTTDL, có hiệu lực ngày 01/12/2018, luân chuyển tài liệu được quy định như sau:
1. Lựa chọn địa điểm luân chuyển, ưu tiên đối với các điểm xa trung tâm, điểm có thư viện huyện, xã gặp khó khăn về vốn tài liệu hoặc người dân có nhu cầu sử dụng tài liệu cao.
2. Lựa chọn, bổ sung tài liệu:
- Khảo sát nhu cầu của người sử dụng trên địa bàn, ưu tiên tài liệu phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, tài liệu phục vụ thiếu nhi, người khuyết tật, tài liệu phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số;
- Bổ sung tài liệu phục vụ bằng các hình thức mua, trao đổi, nhận biếu tặng;
- Đảm bảo có ít nhất 03 bản trở lên với 01 tên sách và không thuộc đối tượng là tài liệu quý hiếm của thư viện;
- Tùy theo số lượng bản sách được luân chuyển, thời gian luân chuyển tài liệu nhiều nhất là 06 tháng đối với 01 điểm luân chuyển.
3. Sau khi bàn giao tài liệu cho điểm luân chuyển, thư viện có trách nhiệm:
- Lập biên bản bàn giao tài liệu luân chuyển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; cung cấp danh mục tài liệu đã bàn giao cho người phụ trách điểm luân chuyển;
- Hướng dẫn cho nhân viên tại điểm luân chuyển về phương pháp tổ chức tài liệu;
- Yêu cầu nhân viên tại điểm luân chuyển thống kê lượt người đến sử dụng, lượt tài liệu luân chuyển được phục vụ và nhu cầu của người sử dụng đối với các tài liệu.
4. Tổng kết, đánh giá hoạt động luân chuyển:
- Kiểm kê số lượng, thống kê tài liệu bị hư hại, bị mất để có phương án phục chế, thanh lọc tài liệu theo quy định. Tài liệu bị hư hại không còn khả năng phục chế hoặc bị mất được đưa vào danh mục tài liệu thư viện đề nghị thanh lọc theo quy định của pháp luật;
- Thu thập báo cáo về hiệu quả sử dụng tài liệu luân chuyển của điểm luân chuyển theo nội dung quy định tại điểm c khoản 3 Điều này và xây dựng danh mục các tài liệu dự kiến sẽ luân chuyển tiếp theo.
Trên đây là quy định về hoạt động luân chuyển tài liệu.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc