Trách nhiệm đấu tranh, phòng, chống vi phạm hành chính
Trách nhiệm đấu tranh, phòng, chống vi phạm hành chính được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 như sau:
1. Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là tổ chức) và mọi công dân phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục các thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, các quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nghiêm cấm việc lạm dụng quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, xử lý không nghiêm minh vi phạm hành chính.
3. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính.
4. Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân có quyền giám sát việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính, phát hiện và tố cáo mọi hành vi vi phạm hành chính và những hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm đấu tranh, phòng, chống vi phạm hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật