Chính sách hỗ trợ cho người triệt sản
CCPL: Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BTC
Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai như sau:
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo Điều 39 Luật này thì Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
1. a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội...
Như vậy, khi bạn thực hiện biện pháp triệt sản thì theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bạn sẽ được nghỉ 15 ngày và hưởng 100% bình quân tiền lương đóng BHXH trong 15 ngày nghỉ.
Ngoài ra, nếu thuộc đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sinh sống tại xã thuộc tỉnh có tổng tỷ suất sinh trên 2,3 con và người làm việc trên biển từ 15 ngày trở lên thì bạn còn được nhà nước hỗ trợ 300.000 đồng theo Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BTC.
Trân trọng!