Có được thỏa thuận không đóng BHXH

Công ty tôi vừa ký HĐ chính thức với 1 người và người này không muốn đóng BHXh để nhận khoản tiền chênh lệch, pháp luật có cho phép người sử dụng lao động không phải đóng BHXH khi có đề nghị của người lao động không?

CCPL: Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 6 Bộ luật Lao động 2012, Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

...

Điều 6 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Như vậy, khi người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động. Việc thỏa thuận không đóng BHXH là vi phạm pháp luật.

Xử phạt khi không đóng BHXH: Hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể bị xử phạt theo Điều 38 Nghị định 20/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định. 

Đối với công ty, tùy từng trường hợp cụ thể để xác định, tuy nhiên mức phạt hành chính đối với hành vi này là không quá 75 triệu đồng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào