Mức hưởng lương hưu hằng tháng của lao động nữ khi nghỉ hưu trong giai đoạn 2018 - 2021
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ, theo đó kể từ ngày 24/12/2018:
Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng sẽ hưởng lương hưu theo mức điều chỉnh tại Nghị định 153
Cụ thể:
Mức hưởng lương hưu được điều chỉnh = Mức hưởng lương hưu tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 hoặc Khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội 2014 + mức điều chỉnh
Mức điều chỉnh = mức lương hưu tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 hoặc Khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu x tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, cụ thể như sau:
VD1: Chị A có sẽ mức hưởng lương hưu là 3.500.000 đồng/tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014 nếu chị nghỉ hưu từ năm 2019 và chị A có thời gian đóng BHXH là 21 năm. Như vậy, mức lương hưu chị được hưởng nếu nghỉ hưu từ năm 2019 sẽ là:
Mức điều chỉnh = 3.500.000 đồng/tháng x 6,32% (tỷ lệ điều chỉnh theo bảng nêu trên khi nghỉ hưu năm 2019) = 221.200 đồng/tháng
Mức hưởng lương hưu được điều chỉnh = 3.500.000 + 221.200 = 3.721.200 đồng/tháng.
Như vậy, chị A nghỉ hưu năm 2019 thì mức hưởng lương hưu của chị sẽ là 3.721.200 đồng/tháng.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 153 thì:
Đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/06/2018 thì thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này trước, sau đó thực hiện được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
VD2: Chị B nghỉ hưu từ tháng 01/2018, mức hưởng lương chị được hưởng mỗi tháng là 3.500.000 đồng. Trước khi nghỉ hưu chị đã đóng bảo hiểm được 21 năm. Như vậy:
Mức lương hưu sau khi điều chỉnh theo Nghị định 153 là 3.500.000 đồng/tháng + [3.500.000 đồng/tháng x 8,42% (tỷ lệ điều chỉnh theo bảng nêu trên khi nghỉ hưu năm 2018)] = 3.794.700 đồng/tháng
Mức lương hưu sau khi tiếp tục điều chỉnh theo Nghị định 88 là 3.794.700 đồng/tháng + (3.794.700 đồng/tháng * 6.92%) = 4.057.293 đồng/tháng
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 153 cũng quy định:
Đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày được nhận lương hưu mới theo quy định tại Nghị định này, được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, nếu ngày nhận được lương hưu mới là 01/01/2019 thì Chị B sẽ được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệnh tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh là: (4.057.293 đồng/tháng - 3.500.000 đồng/tháng) * số tháng chị B nhận mức lương hưu cũ
VD3: Chị C nghỉ hưu từ tháng 07/2018, mức hưởng lương hưu hằng tháng là 3.500.000 đồng. Trước khi nghỉ hưu chị đã đóng bảo hiểm được 21 năm. Căn cứ theo quy định nêu trên thì chị C chỉ được điều chỉnh mức hưởng theo Nghị định 153, không điều chỉnh theo Nghị định 88, cụ thể:
Mức lương hưu sau khi điều chỉnh theo Nghị định 153 là 3.500.000 đồng/tháng + [3.500.000 đồng/tháng x 8,42% (tỷ lệ điều chỉnh theo bảng nêu trên khi nghỉ hưu năm 2018)] = 3.794.700 đồng/tháng
Do đó, nếu ngày nhận được lương hưu mới là 01/01/2019 thì Chị C sẽ được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệnh tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh là: (3.794.700 đồng/tháng - 3.500.000 đồng/tháng) * số tháng chị C nhận mức lương hưu cũ
Ban biên tập thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật