Có được cho thôi việc lao động nữ đang nghỉ thai sản không?
Khoản 3 và Khoản 4 Điều 39 Bộ luật lao động 2012 quy định người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:
...
3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.
4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Như vậy, việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị bạn do chị bạn đang nghỉ thai sản và không báo trước là trái luật.
Ngoài ra, công ty chị bạn còn có thể bị xử phạt vì hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản, cụ thể:
Căn cứ theo Điểm e Khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản) có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Ban biên tập thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật