Các trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại cơ sở sản xuất

Tôi được Bộ Công thương vừa ban hành quy định mới về việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được hực hiện theo các phương thức kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất. Xin cho tôi hỏi, theo quy định này thì việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất sẽ được thực hiện trong các trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (Có hiệu lực thi hành từ 14/12/2018) thì việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo các phương thức sau:

- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất.

Trong đó, theo quy định tại Điều 11 Thông tư 39/2018/TT-BCT thì việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại cơ sở sản xuất được thực hiện trong trường hợp sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất khi kết quả kiểm tra hồ sơ,chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 39/2018/TT-BCT chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp:

- Trước khi cấp C/O;

- Trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cấp mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Sau khi đã cấp hoặc đã phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

3. Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất xứ hàng hóa

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào