Làm gì để đòi bồi thường khi người nhà bị tai nạn giao thông?
CCPL: Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017; Bộ luật Dân sự 2015
Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
...
Theo đó, vì bạn không nêu rõ tình hình bố bạn bị thương tích như thế nào, do vậy, hành vi của người điều khiển xe máy nếu gây thiệt hại cho bố bạn về sức khỏe hoặc gây thiệt hại về tài sản cho gia đình bạn hoặc người khác ở mức nêu trên thì đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Khi đó, gia đình bạn có quyền nộp đơn tố giác tội phạm tới cơ quan Công an cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để yêu cầu giải quyết.
Hành vi của người điều khiển xe máy trong trường hợp này nếu chưa đủ điều kiện cấu thành tội phạm thì gia đình bạn có thể khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại (ở đây là các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, tương ứng với phần lỗi của người này gây ra hoặc do hai bên tự thỏa thuận với nhau theo Điều 589, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trân trọng!