Dùng kích điện để đánh bắt cá bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, dù cấm nhưng một số người vẫn tự chế ra các thiết bị chích cá nhỏ, gọn để qua mặt lực lượng chức năng, hủy hoại đi nguồn thủy sản. Tuy nhiên, ở một số trường hợp họ không vì lợi nhuận nhưng vì mưu sinh muốn tìm nguồn lợi từ tự nhiên, vậy cho tôi hỏi: việc dùng kích điện để đánh bắt cá bị xử phạt như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này?

* Trường hợp dùng kích điện để đánh bắt cá sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.

Ngoài ra còn bị tịch thu công cụ kích điện đối với hành vi này (Điểm a Khoản 5 Điều 28).

* Ngoài ra, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 62 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (Sửa đổi Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015) về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:

Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;

- Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;

- Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;

...

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào