Có được sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm việc vào ban đêm không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người sử dụng lao động được sử dụng người lao động là người khuyết tật để làm việc trong một số công việc, khu việc nhất định. Trong trường hợp này, yêu cầu người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ. Và phải tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Lao động 2012 thì trong quá trình sử dụng người lao động là người khuyết tật, người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì người sử dụng lao động không được sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm việc vào ban đêm.
Do đó, đối với trường hợp công ty của bạn thì được chia làm hai trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Công ty được sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động dưới 51% để làm việc vào ban đêm, qua đó đảm bảo tiến độ làm việc của công ty.
- Trường hợp 2: Công ty không được sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờlàm việc vào ban đêm trong mọi trường hợp.
Trong trường hợp này, để đảm bảo nhu cầu cũng như tiến độ công việc thì công ty có thể thì công ty có thể tuyển dụng thêm lao động hoặc đi thuê các công ty, doanh nghiệp khác tiến hành một số công đoạn sản xuất của công ty,...
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật