Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Cảnh sát biển theo quy định cũ

Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc mong nhận được sự hỗ trợ từ Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi là trước khi Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Cảnh sát biển được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Thu Vinh (vinh***@gmail.com)

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Cảnh sát biển được quy định tại Điều 36 Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Cảnh sát biển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào