Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp trong những trường hợp sau đây:
- Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
- Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
- Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
- Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.
Theo đó, để từ chối thì kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình.
Trên đây là nội dung trả lời về những trường hợp trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Trọng tài thương mại 2010.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật