Đã có giấy ủy quyền, sao còn bắt khai di sản thừa kế?
- Theo Luật hôn nhân gia đình hiện hành, tài sản chung của vợ chồng là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy lô đất tại Bình Dương mà hai vợ chồng bạn cùng đứng tên được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên là tài sản chung của vợ chồng.
Năm 2013 hai vợ chồng làm thủ tục ly hôn và tự chia tài sản chung, theo đó người vợ nhận lô đất tại Bình Dương và người chồng nhận căn nhà tại TP. HCM.
Việc tự thỏa thuận này chưa phù hợp với quy định của pháp luật, vì theo quy định tại Điều 689 Bộ luật dân sự thì việc chuyển quyền sử dụng đất phải được công chứng mới có giá trị (hai bên tự phân chia tài sản chung cũng là hình thức chuyển quyền).
Chính vì việc thỏa thuận về tài sản giữa hai vợ chồng bị vô hiệu nên tài sản này vẫn là tài sản chung của người vợ và người chồng.
Năm 2014, người chồng mất nên hợp đồng ủy quyền hai bên ký 2011 (có công chứng) cũng sẽ hết hiệu lực ngay lập tức theo qui định của Bộ luật dân sự. Đồng thời phát sinh thừa kế đối với phần quyền của người chồng có trong lô đất tại Bình Dương.
Để phát mãi tài sản và cho chủ tài sản tự bán tài sản thế chấp để trả nợ cho ngân hàng mà không phải qua tòa án thì ngân hàng yêu cầu khai nhận phần di sản của người chồng, sau khi khai nhận thì mới có thể bán được.
Tuy nhiên năm 2013 hai người đã ly hôn, đến năm 2014 người chồng mới chết. Tại thời điểm người chồng chết thì người vợ không còn là vợ của người chết (không thuộc hàng thừa kế của người chết), nên việc ngân hàng yêu cầu khai nhận di sản để phát mãi tài sản là đúng.
Tuy nhiên, việc yêu cầu người vợ khai nhận di sản là chưa chính xác, việc khai nhận di sản phải do những người thừa kế của người chồng theo quy định của pháp luật thực hiện.
Thư Viện Pháp Luật