Hết thời gian nghỉ chế độ ốm đau mà NLĐ chưa thể đi làm tiếp thì có được BHXH chi trả tiếp?
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Anh tham gia bảo hiểm xã hội được 10 năm thì anh sẽ được hưởng 30 ngày chế độ ốm đau do cơ quan bảo hiểm chi trả, nếu sau khi hết thời gian này mà bạn vẫn chưa thể tiếp tục đi làm thì vẫn được bảo hiểm chi trả nhưng với mức thấp hơn.
Theo Khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Hết thời gian 30 ngày mà bạn vẫn chưa đi làm thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức bằng "Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm." Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc