Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh theo Pháp lệnh Thanh tra 1990
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh được quy định tại Điều 18 Pháp lệnh Thanh tra 1990, theo đó:
Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có quyền:
1- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử lý của giám đốc sở, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với đương sự đang khiếu nại, tố cáo để xem xét, giải quyết trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định;
2- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây trở ngại cho việc tiến hành thanh tra; đối với quyết định nói trên của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan trung ương hoặc địa phương khác đóng tại địa phương mình thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định;
3- Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác nhân viên Nhà nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định của tổ chức thanh tra; đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, giám đốc sở hoặc đối với người thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan trung ương hoặc thuộc địa phương khác đóng tại địa phương mình, thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định;
4- Thực hiện các quyền hạn khác quy định tại Điều 9, Điều 17 của Pháp lệnh này liên quan đến đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị, cá nhân hữu quan trong phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh theo Pháp lệnh Thanh tra 1990. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật