Công tác quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật ngân hàng Nhà nước 1997 có quy định về công tác quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước như sau:
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
a) Ngoại tệ tiền mặt, số dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ở nước ngoài;
b) Hối phiếu và các giấy nhận nợ của nước ngoài bằng ngoại tệ;
c) Các chứng khoán nợ do Chính phủ, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế phát hành, bảo lãnh;
d) Vàng;
đ) Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.
3. Việc sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước.
5. Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật