Công tác chuẩn bị cho việc đánh giá mức báo động về sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định như thế nào?
Công tác chuẩn bị cho việc đánh giá mức báo động về sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định tại Điều 12 Thông tư 25/2014/TT-BKHCN quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành với nội dung như sau:
- Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III có trách nhiệm chuẩn bị (nhân lực, thiết bị, phương tiện, quy trình) cho việc đánh giá kịp thời:
+ Các điều kiện bất thường trong cơ sở;
+ Tình huống chiếu xạ hoặc phát tán chất phóng xạ;
+ Tình trạng bức xạ trong và ngoài cơ sở;
+ Mọi tình huống chiếu xạ tiềm năng hoặc thực tế đối với công chúng.
- Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm chuẩn bị cho việc:
+ Đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ, phát tán chất phóng xạ, liều bức xạ nhằm đưa ra quyết định thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp trong vùng PAZ và UPZ;
+ Có nguồn nhân lực được đào tạo và trang thiết bị cho việc thực hiện quy định tại Điểm a Khoản 2 của Điều này;
+ Lưu giữ các thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động để phục vụ công tác ứng phó sự cố.
- Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ IV có trách nhiệm chuẩn bị cho việc:
+ Xác định quy mô và mức độ của tình huống chiếu xạ hoặc nhiễm bẩn phóng xạ bất thường;
+ Đề xuất các hành động giảm thiểu và bảo vệ ngay lập tức trong khu vực xảy ra sự cố;
+ Xác định các cá nhân trong công chúng có khả năng bị chiếu xạ;
+ Thông báo mức độ nguy hiểm và khuyến cáo các hành động bảo vệ tới cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là nội dung trả lời về công tác chuẩn bị cho việc đánh giá mức báo động về sự cố bức xạ và hạt nhân. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 25/2014/TT-BKHCN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật