Khởi kiện bác sĩ không cẩn thận làm chấn thương tay trẻ sơ sinh

Mong tư vấn giúp em, bé nhà em từ lúc mang thai cho đến ngày sinh em đi siêu âm rất cẩn thận và thai nhi khỏe mạnh. Sau khi vừa sinh em bé, gia đình em đón bé thì thấy mặt cháu thâm tím, mắt cháu có nhiều vệt đỏ do bác sĩ đỡ đẻ thao tác không cẩn thận. Gia đình em có hỏi bác sĩ là tại sao mặt cháu lại bị như thế thì bác sĩ chỉ bảo là vài hôm nữa cháu sẽ hết thâm tím. Sang sáng hôm sau chuẩn bị ra viện thì gia đình em phát hiện cánh tay phải của cháu không cử động được, gia đình em có gọi và hỏi thì bác sĩ cho cháu đi chụp chiếu xương không bị gãy. Bác sỹ bảo gia đình em là về nắn bóp cho cháu đã gần hai tháng mà không có tiến triển gì, gia đình nắn bóp thường xuyên mà tay cháu vẫn không tự nâng lên nâng xuống được.Gia đình em có mang cháu lên bệnh viện nhi trung ương khám thì bây giờ biết được nguyên nhân vì sao tay cháu bị như vậy, nên em muốn kiện bác sĩ, sự việc xảy ra trong vòng một tháng nay làm nhà em ăn ngủ không yên, liệu em có kiện được không ạ, mong tư vấn cho em, em cảm ơn.

Khởi kiện là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó (Điều 4, Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thì đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Như vậy, với tình trạng của con bạn thì bạn có quyền khởi kiện để yều cầu bác sĩ bồi thường, tuy nhiên để được Tòa án thụ lý giải quyết thì trong đơn khởi kiện phải có các nội dung đầy đủ cũng như bạn phải chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào