Thông báo về việc bắt người vi phạm

Là một người làm công tác tư pháp, nên theo quy định hiện hành tôi có thể nói là hiểu sâu, tuy nhiên nay về hưu thời gian rãnh tôi muốn tìm hiểu về những giai đoạn trước đó để biết có sự khác biệt nhiều giữa quy định mới và cũ không nên nhờ các bạn Ban tư vấn hỗ trợ giúp tôi, giai đoạn 1988-2002, Thông báo về việc bắt người vi phạm được quy định như thế nào? Năm Hưng - Tp. HCM

Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 có quy định thông báo về bắt người như sau:

- Người ra lệnh bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt phải thông báo ngay.

- Theo đó, chúng tôi thông tin thêm đến cô/chú ở giai đoạn này việc tạm giữ người được quy định như sau:

+ Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang quy định tại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật này.


+ Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên có quyền ra lệnh tạm giữ.

+ Trong thời hạn 24 giờ, lệnh tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ lệnh tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Lệnh tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho cô/chú.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào