Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao trước ngày 01/01/2010

Trả lời giúp chung tôi câu hỏi về các trường hợp tổ chức, cá nhân được sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả trước ngày 01/01/2010? Xin cảm ơn!

Theo quy định của pháp luật trước ngày ngày 01/01/2010 thì về nguyên tắc các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định theo Luật định thì các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Theo đó, theo quy định tại Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả trước ngày 01/01/2010 bao gồm:

- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của Chính phủ.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

- Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp trên không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tác phẩm

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào