Những người cùng dòng máu về trực hệ có được kết hôn với nhau không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì quan hệ hôn nhân được xác lập thực hiện theo quy định của pháp luật được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân bị pháp luật nghiêm cấm và phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì pháp luật nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
Căn cứ quy định được trích dẫn trên thì pháp luật nghiêm cấm thực hiện việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ.
Trong đó, theo quy định tại Khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật