Nhiệm vụ của thành viên Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Bộ Nội vụ

Chào Ban biên tập, tôi là Ngô Việt Anh, hiện tôi đang công tác trong lĩnh vực thanh tra, có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Nhiệm vụ của thành viên Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Bộ Nội vụ được quy định ra sao?

Nhiệm vụ của thành viên Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Bộ Nội vụ được quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 782/QĐ-BNV năm 2018 về Quy chế hoạt động của Tổ công tác về kiểm tra công vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, cụ thể như sau:

- Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

- Theo dõi, đánh giá kết quả việc chấp hành các quy định của pháp luật và các văn bản liên quan trong hoạt động công vụ của các Bộ, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực được giao theo dõi; việc thực hiện của Bộ, cơ quan mình để đôn đốc thực hiện bảo đảm đúng tiến độ; đánh giá kết quả thực hiện so với yêu cầu đề ra.

- Phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật và các văn bản liên quan trong hoạt động công vụ của các Bộ, ngành, địa phương và đề xuất giải quyết những vướng mắc, bất cập đó;

- Đề xuất các nội dung kiểm tra thuộc lĩnh vực được giao theo dõi, phụ trách; chuẩn bị tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra do mình đề xuất hoặc theo phân công của Tổ trưởng Tổ công tác;

- Báo cáo, cung cấp chính xác các thông tin liên quan đến việc kiểm tra của các Bộ, ngành, địa phương do bộ, cơ quan mình phụ trách, theo dõi theo yêu cầu của Tổ trưởng Tổ công tác;

- Đề cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Tổ phó Tổ công tác trong xử lý công việc;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

Ban biên tập phản hồi đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào