Cha mẹ lập di chúc có cần chữ ký của các con?

Cho hỏi nếu như cha mẹ cho con trai thừa kế nhà, trong gia đình còn có anh chị em khác nếu cha mẹ làm giấy tờ thì có cần anh chị em ký giấy không. Cảm ơn!

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Do đó, cha mẹ bạn có quyền lập di chúc và để lại tài sản cho bạn và không cần chữ ký của các anh chị em khác và theo Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 thì các anh chị em - là người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc nên không được làm người làm chứng trong di chúc này.

Điều kiện để di chúc hợp pháp: Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện theo Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

 

----

Nội dung của di chúc: Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau (Khoản 1 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015):

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

Như vậy, cha mẹ bạn lập di chúc thì không cần chữ ký của các anh chị em còn lại nhưng để di chúc có hiệu lực thì phải tuân thủ các điều kiện về nội dung cũng như hình thức của di chúc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lập di chúc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào