Làm gì khi vợ không cho gặp con sau ly hôn?
Điều 82 Luật Hôn nhân Gia đình quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1, Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2, Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3, Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Theo đó, bạn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con, đó là quyền của cha, mẹ khi mà không được trực tiếp nuôi con, không ai được cản trở quyền đó vì đó là quyền cơ bản của mỗi người làm cha, làm mẹ đối với con của mình.
Đối với hành vi ngăn cản thăm gặp con của vợ bạn, theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn xã hội, an ninh trật tự;phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì vợ bạn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Bạn cần có thỏa thuận, yêu cầu vợ bạn không được hạn chế quyền thăm nom con của bạn.
Còn đối với việc giành quyền nuôi con Tòa căn cứ nhiều yếu tố để quyết định. Để có thể được giành quyền nuôi con, bạn cần có chứng cứ chứng minh vợ bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (về sức khỏe, học tập, tinh thần...) và bạn có đủ điều kiện để đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con hơn chồng bạn thì Tòa sẽ căn cứ vào đó xem xét để ra phán quyết.
Trân trọng!