Cho con, hay cho người giám hộ tài sản?
Ông bà có toàn quyền định đoạt tài sản của mình như: Tặng cho, để lại di chúc thừa kế…Tuy nhiên trong trường hợp này, ông bà nên đến Phòng Công chứng/Văn phòng Công chức làm hợp đồng tặng cho K tài sản để đảm bảo cuộc sống sau này. Khi pháp luật đã công nhận tài sản của K, lúc đó ông bà trở thành người người giám hộ cho K. Sau này ông bà mất đi, trong số anh em ruột sẽ cử ra người giám hộ cho K. Người giám hộ có nghĩa vụ: Chăm sóc người được giám hộ; Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; Quản lý tài sản của người được giám hộ; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Người giám hộ có các quyền: Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ; Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Như vậy, ngoài việc có người giám hộ, anh chị em ruột của K sẽ cử ra một người đại diện là người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ (Bộ luật Dân sự năm 2005).
Thư Viện Pháp Luật