Biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình

Theo tôi theo dõi trên ti vi thì hiện nay tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra rất phức tạp, tôi đang tìm hiểu các quy định về lĩnh vực bạo lực gia đình, tôi có thắc mắc cần được giải đáp. Anh chị cho tôi hỏi biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình là gì? Điều kiện để áp dụng biện pháp này như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.

Tại Điều 8 Nghị định 08/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì:

Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây:

- Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân.

- Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.

Tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 08/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời hạn không quá 03 ngày khi có đủ các Điều kiện sau đây:

- Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

- Đã có hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

- Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

Bên cạnh đó, Ttại Khoản 1 Điều 21 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 thì Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

- Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

- Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

Trên đây là quy định về biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào