Khái niệm luân chuyển cán bộ theo Luật Cán bộ, công chức
Theo quy định của pháp luật thì cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Trong quá trình công tác của cán bộ, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 thì luân chuyển là việc cán bộ được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
Việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Trong đó, việc luân chuyển cán bô là người có chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định cụ thể tại Quy định 98-QĐ/TW năm 2017 về luân chuyển cán bộ do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quy định 98-QĐ/TW năm 2017 thì luân huyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật