Nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên

Tôi là cán bộ đã về hưu cũng muốn tìm hiểu những quy định cũ để đọc giết thời gian. Ban tư vấn cho tôi hỏi là trong thời của tôi 1989-2000 thì nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên được quy định như thế nào? Ban tư vấn gửi giúp tôi văn bản nếu có luôn nhé, xin cảm ơn Lê Thị Tuyền (016***)

Nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên được quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định 117-HĐBT năm 1988 về giám định Tư pháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành như sau:

Điều 6. - Nhiệm vụ của giám định viên:

1. Thực hiện các nội dung giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;

2. Kết luận giám định bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó;

3. Giải thích bản kết luận giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;

4. Giám định bổ sung hoặc giám định lại khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

5. Không được để lộ tài liệu và kết quả giám định;

6. Tuân thủ các quy định khác của pháp luật tố tụng.

Điều 7. - Quyền hạn của giám định viên:

1. Từ chối việc thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định , các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình hoặc có lý do chính đáng khác;

2. Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bổ sung tài liệu hoặc cán bộ chuyên môn để giám định khi cần thiết;

3. Viết kết luận riêng của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung đó (trường hợp giám định tập thể).

4. Giám định viên tiến hành giám định bằng kiến thức và phương pháp nghiệp vụ chuyên môn của mình. Cơ quan tiến hành tố tụng không được can thiệp vào công việc chuyên môn của giám định viên.

Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 117-HĐBT năm 1988.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào