Sử dụng nguồn tài chính đối với doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
Sử dụng nguồn tài chính đối với doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi được quy định tại Điều 8 Thông tư 73/2018/TT-BTC hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi sử dụng nguồn tài chính tại Điều 4 Thông tư này để bù đắp chi phí quản lý, khai thác công trình thủy lợi như sau:
1. Chi cho công tác vận hành
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca, các khoản phải nộp tính theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của người lao động do doanh nghiệp trực tiếp trả lương;
b) Chi nguyên, nhiên, vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị;
c) Chi tiền điện để bơm cấp nước, tưới nước, tiêu nước (bao gồm cả tiền điện bơm nước chống úng, chống hạn trong định mức và vượt định mức);
d) Chi trả tạo nguồn nước;
đ) Chi cho công tác bảo hộ, an toàn lao động (nếu có); bảo vệ công trình thủy lợi, phục vụ phòng chống bão lụt, úng hạn (bao gồm cả trong điều kiện thời tiết bình thường và thiên tai).
2. Chi bảo trì công trình thủy lợi bao gồm: chi phí kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ, sửa chữa thường xuyên, định kỳ tài sản. Các chi phí này không làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
3. Chi khấu hao tài sản cố định
Việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư này và các quy định hiện hành.
4. Chi quản lý doanh nghiệp
a) Chi cho công tác quản lý doanh nghiệp như: Văn phòng phẩm, nguyên nhiên vật liệu dùng để sửa chữa tài sản, công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng trong công tác quản lý, chi phí đàm thoại vận hành bằng hệ thống máy vi tính để điều hành nước phục vụ sản xuất;
b) Chi đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới xây dựng chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ thủy lợi;
c) Chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định) được phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp;
d) Chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, chi lao động nữ, khám bệnh định kỳ hàng năm, nộp phí tham gia hội nghị, trợ cấp thôi việc, chi phí kiểm toán...;
đ) Chi cho công tác thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các đối tượng phải thu, thu tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác;
e) Chi dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, tổn thất đầu tư dài hạn, nợ phải thu khó đòi, các khoản dự phòng khác được pháp luật quy định;
g) Các khoản thuế, phí phải nộp theo quy định của pháp luật như: tiền thuế đất, thuê đất, phí trước bạ....
5. Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
a) Chi tài chính;
b) Chi cấp phép khai thác sử dụng nước mặt, chi phí khai thác sử dụng tài nguyên nước, chi phí lập quy trình vận hành công trình thủy lợi, chi phí xây dựng phương án bảo vệ công trình thủy lợi, phòng chống lũ lụt vùng hạ du, chi phí xây dựng quy trình bảo trì công trình thủy lợi, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đo đạc, kiểm định đánh giá an toàn công trình (trong trường hợp chưa có nguồn khác đảm bảo);
c) Các khoản chi khác như: Vớt rác, nạo vét bể hút trạm bơm, giải tỏa bèo rác, vật cản...
Trên đây là tư vấn về sử dụng nguồn tài chính đối với doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 73/2018/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật