Các hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn

Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn để phục vụ hoạt động của công ty. Công ty tôi là công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Vậy cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn được thực hiện theo các hình thức nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:

- Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;

- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

- Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;

- Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;

- Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;

- Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.

Các tổ chức chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn thực hiện thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo các hình thức sau đây:

- Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;

- Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào