Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành và được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2018/NĐ-CP thì thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam được hiểu như sau:
- Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:
+ Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm đảm bảo thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 39/2017/NĐ-CP (trừ đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam) và chịu trách nhiệm về hồ sơ công bố, chất lượng của sản phẩm.
+ Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 39/2017/NĐ-CP: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều này và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có). Thời gian lưu hành của sản phẩm tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trên đây là nội dung trả lời về cách hiểu thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 123/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật