Nghị án vụ án hình sự trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988

Tôi được biết nghị án vụ án là bước vô cùng quan trong quá trình xét xử vụ án hình sự. Và chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án các thành viên của Hội đồng xét xử sẽ được biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi, trong lịch sử của pháp luật tố tụng hình sự. Mà cụ thể là trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988 nghị án được quy định ra sao?

Nghị án vụ án hình sự trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988 quy định tại Điều 196, cụ thể như sau:

- Chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được để vào hồ sơ.

- Trong trường hợp kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố vô tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên.

- Khi nghị án, chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà.

- Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào