Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật tố tụng hành chính 2015 có quy định:
Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện.
2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án.
3. Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này.
4. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.
5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
6. Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này.
7. Đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.
8. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật