Cách tính thâm niên, ngày phép chưa nghỉ của người lao động?

Công ty tôi hoạt động được hơn 3 năm, chúng tôi ncó cần phải tính thời gian làm việc trên 3 năm là tính thâm niên tăng thêm cho người lao động hay không? Nếu có thì tăng bao nhiêu % và căn cứ theo quy định nào? Ngoài ra người lao động chưa nghỉ hết phép năm thì có phải thanh toán bằng tiền hay không và thanh toán như thế nào? (X.Loc)

 

- Căn cứ vào Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18-6-2012, điều 111, 112, 114, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

1. Về thâm niên làm việc: Hiện nay, Bộ luật lao động chỉ quy định về việc tăng thêm ngày nghỉ hàng năm theo thâm niên làm việc.

Theo đó, nếu người lao động có 5 năm làm việc với 1 người sử dụng lao động thì được tăng thêm tương ứng 1 ngày vào số ngày nghỉ phép hàng năm của người lao động đó.

Như vậy, trong trường hợp người lao động làm việc cho công ty bạn được 3 năm, thì người lao động đó chưa được tính thêm ngày nghỉ vào số ngày nghỉ phép năm của họ.

Về phụ cấp thâm niên, Bộ luật lao động không có quy định về chế độ này. Tuy nhiên, có một số đối tượng cụ thể như viên chức, sĩ quan quân đội, công an... được áp dụng chế độ này theo quy định riêng cho các đối tượng này.  

2. Về việc thanh toán bằng tiền đối với ngày nghỉ phép năm mà người lao động chưa sử dụng:

Căn cứ quy định tại Điều 114 của Bộ Luật lao động thì nếu người lao động không nghỉ (chưa nghỉ và không có nhu cầu chuyển ngày nghỉ phép đó vào năm sau) thì được thanh toán bằng tiền.

Mức thanh toán tiền lương ngày chưa nghỉ = tiền lương ngày chưa nghỉ x số ngày chưa nghỉ.

Trong đó: Số ngày chưa nghỉ = Số ngày nghỉ phép năm người lao động - số ngày đã nghỉ.

Tiền lương ngày chưa nghỉ được xác định như sau: tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hàng năm chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào