Kiểm soát chiếu xạ y tế là gì?

Vui lòng hướng dẫn giúp tôi giải quyết các vấn đề sau đây: 1. Kiểm soát chiếu xạ y tế là gì? 2. Pháp luật quy định việc soát chiếu xạ y tế được thực hiện như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn rất nhiều. Tuấn Anh (tuananh****@gmail.com)

Theo quy định của pháp luật thì chiếu xạ là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác. Chiếu xạ sẽ xảy ra trong quá trình các tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc bức xạ (Các công việc chiếu xạ cụ thể được quy định tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên từ 2008).

Chiếu xạ là một tác nhân gây hại, có sức tàn phá cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác. Do đó, pháp luật bắt buộc các tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc bức xạ song song thực hiện việc kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra. Để hạn chế tối đa sự tác động của chiếu xạ đến con người, môi trường và các đối tượng khác.

Pháp luật quy định kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, kiểm soát chiếu xạ y tế và kiểm soát chiếu xạ công chúng

Trong đó, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 21 Luật Năng lượng nguyên từ 2008 thì kiểm soát chiếu xạ y tế là kiểm soát liều chiếu xạ đối với bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị.

Việc kiểm soát chiếu xạ y tế được thực hiện như sau:

- Bác sỹ điều trị là người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh:

Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh của bác sĩ điều trị thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT.

- Các nhân viên y tế, nhân viên vận hành thiết bị bức xạ có trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh khi thực hiện công việc của mình thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT.

- Nhân viên vận hành thiết bị X - quang chẩn đoán y tế ngoài các yêu cầu trách nhiệm chung về bảo vệ người bệnh quy định tại Khoản 2 Điều này phải thực hiện các biện pháp để bảo vệ người bệnh thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT.

- Nhân viên y tế, nhân viên vận hành thiết bị xạ trị ngoài yêu cầu trách nhiệm chung cho bảo vệ người bệnh nêu tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT phải áp dụng biện pháp để liều chiếu xạ lên các mô lành ở mức thấp nhất có thể, phù hợp với mức liều cần thiết để đạt mục đích trong xạ trị.

- Nhân viên y tế, kỹ thuật viên phân liều thuốc phóng xạ trong y học hạt nhân phải bảo đảm định liều thuốc phóng xạ chính xác theo chỉ định của bác sỹ.

- Cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ để điều trị nếu có lưu người bệnh đã sử dụng thuốc phóng xạ phải bảo đảm mỗi phòng chỉ lưu một người bệnh. Trường hợp buộc phải bố trí nhiều người bệnh nằm chung phòng, phải sử dụng các bình phong chì di động để che chắn sao cho người bệnh này không bị ảnh hưởng chiếu xạ từ người bệnh kia.

- Cơ sở y tế phải thiết lập chương trình bảo đảm chất lượng riêng cho chiếu xạ y tế bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 7 Điều 20 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT.

- Cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người giúp đỡ, chăm sóc người bệnh đang chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa bằng các biện pháp quy định tại Khoản 8 Điều 20 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT.

- Cơ sở y tế phải tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp khắc phục và lập thành hồ sơ lưu giữ đối với các trường hợp chiếu xạ y tế sự cố gây ra hoặc có nguy cơ dẫn đến liều chiếu xạ trên người bệnh lớn hơn mức dự kiến.

Nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp:

- Bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với công chúng và đối với nhân viên bức xạ không vượt quá liều giới hạn; bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với bệnh nhân theo mức chỉ dẫn;

- Bảo đảm giữ cho liều chiếu xạ cá nhân, số người bị chiếu xạ và khả năng bị chiếu xạ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý;

- Bảo đảm để lợi ích do công việc bức xạ mang lại phải đủ bù đắp cho những rủi ro, thiệt hại có thể gây ra cho con người, môi trường.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào