Ban Thư ký của hội đồng thi tuyển Điều tra viên Viện kiểm sát được quy định như thế nào?

Tôi được biết định kỳ hàng năm, Viện kiểm sát tối cao sẽ tổ chức kỳ thi Điều tra viên các cấp. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi. Ban Thư ký của hội đồng thi tuyển Điều tra viên Viện kiểm sát được quy định như thế nào? Mong sớm nhận phản hồi từ Ban biên tập.

Ban Thư ký của hội đồng thi tuyển Điều tra viên Viện kiểm sát được quy định tại Điều 8 Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

- Ban Thư ký, gồm: Trưởng ban và các thành viên

- Tiêu chuẩn Ban Thư ký

+ Là công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên;

+ Không cử làm thành viên Ban Thư ký đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột người dự thi hoặc của vợ, chồng người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật;

+ Thành viên Ban Thư ký không là thành viên của các Ban giúp việc khác trong cùng một Hội đồng thi tuyển.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký:

+ Trưởng ban Thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên để tổ chức kỳ thi theo đúng Quy chế thi tuyển;

+ Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi tuyển và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi tuyển;

+ Sắp xếp phòng thi theo danh sách đã được duyệt;

+ Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn ôn tập cho người dự thi (nếu có); sắp xếp phòng thi, niêm yết thông báo, danh sách người dự thi tại địa điểm thi;

+ Nhận và kiểm tra niêm phong bài thi từ Trưởng ban Coi thi, bàn giao bài thi cho Trưởng ban Phách, nhận bài thi đã được rọc phách và đánh số phách từ Trưởng ban Phách, bàn giao bài thi đã được rọc phách cho Trưởng ban Chấm thi; nhận bài thi đã có kết quả chấm thi từ Trưởng ban Chấm thi để tổng hợp, bàn giao bài thi đã có kết quả chấm thi cho Trưởng ban Phách để ghép phách; nhận bài thi đã có kết quả chấm thi, ghép phách từ Trưởng ban Phách;

+ Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi tuyển;

+ Nhận đơn phúc khảo và ghi rõ ngày nhận đơn phúc khảo theo dấu văn thư của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, giải quyết theo quy định;

+ Phục vụ hoạt động của Hội đồng thi tuyển và các Ban giúp việc của Hội đồng thi tuyển;

+ Tổ chức việc thu phí thi, quản lý, chi tiêu tài chính và thanh quyết toán theo quy định.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện kiểm sát nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào