Các trường hợp phải định giá tài sản kê biên thi hành án dân sự

Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kê biên tài sản để thi hành án trong dân sự và có một số thắc mắc cần được Ban tư vấn giải đáp giúp. ban tư vấn cho tôi hỏi, trong những trường hợp nào thì phải thực hiện hoạt động định giá tài sản kê biên thi hành án trong dân sự?

Theo quy định của pháp luật thì kê biên tài sản là một biên pháp cưỡng chế thi hành án trong dân sự. Việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật thi hành án dân sự 2008 thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:

- Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;

- Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;

- Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật thi hành án dân sự 2008.

Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:

- Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;

- Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án dân sự

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào