Bác sĩ có được sử dụng rượu, bia, thuốc lá khi đang khám, chữa bệnh hay không?

Xin cho hỏi: Bác sĩ sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh thì có bị coi là vi phạm pháp luật về khám, chữa bệnh hay không? Nếu có thì trường hợp này có bị xử phạt tiề hay không?

Theo quy định của pháp luật thì khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.

Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Còn, người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì pháp luật nghiêm cấm người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.

Do đó, bác sĩ không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp bác sĩ sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Theo đó, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tác hại của rượu bia

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào