Cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự 1988

Là công chức nhà nước đã về hưu, tìm hiểu quy định của pháp luật về pháp luật Tố tụng Hình sự năm 1988. Tôi được biết không chỉ cơ quan điều tra của cơ quan công an mới có thẩm quyền điều tra. Mà cơ quan điều tra của quân đôi cũng có thẩm quyền điều tra. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự 1988 được quy định như thế nào?

Cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra trong Bộ luật tố tụng hình sự 1988, được quy định tại Điều 92, cụ thể như sau:

Cơ quan điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân và Lực lượng An ninh nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra trong Quân đội và những trường hợp do cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra.

2- Cơ quan điều tra trong Quân đội điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.

3- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp sau đây, khi Viện trưởng xét thấy cần thiết:

a) Khi phát hiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;

b) Khi tiến hành kiểm sát việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạm tội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra khác;

c) Khi phát hiện tội phạm trong hoạt động tư pháp.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra trong những trường hợp khác.

4- Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

5- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan điều tra do Hội đồng Nhà nước quy định.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan điều tra

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào