Quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động

Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tôi đang tìm hiểu các quy định về an toàn lao động, anh chị cho tôi biết quy định của pháp luật về phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động như thế nào? Mức xử phạt đối với hành vi không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.

Tại Điều 23 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động như sau:

- Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

- Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.

- Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

+ Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;

+ Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;

+ Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.

Tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:

"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;

b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động;

c) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích."

Trên đây là nội dung tư vấn về Quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.

Trân trọng!

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào