Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn

Chào anh chị, tôi đang tìm hiểu các quy định của tổ chức công đoàn, khi phát sinh tranh chấp về quyền giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan tổ chức doanh nghiệp thì được xử lý như thế nào? Đối với hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn được giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật, mong anh chị giải đáp giúp tôi.

Tại Điều 30 Luật công đoàn 2012 quy định giải quyết tranh chấp về công đoàn như sau:

Khi phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây:

- Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;

- Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan;

- Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn:

- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quyền công đoàn thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn.

Trên đây là nội dung tư vấn về giải quyết tranh chấp về công đoàn và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.

Trân trọng!

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào