Chế độ báo cáo về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Chế độ báo cáo về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Mục 2 Nhóm I Thông tư 110/2007/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ do Bộ Tài chính ban hành với nội dung như sau:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện báo cáo Bộ Tài chính về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn, bao gồm:
- Báo cáo định kỳ hàng quý, năm về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn trong đó nêu rõ (theo mẫu biểu số 2):
+ Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
+ Tổng số vốn điều lệ, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ lớn nhất, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ thấp nhất.
+ Tổng số nợ nhận uỷ quyền đòi nợ đến kỳ báo cáo.
+ Tổng số nợ đã đòi được theo uỷ quyền đến kỳ báo cáo.
+ Kết quả kinh doanh trong kỳ: tổng số lãi, lỗ, số doanh nghiệp lãi, số doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có số lãi (lỗ) cao nhất, doanh nghiệp có số lãi (lỗ) thấp nhất.
+ Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp.
+ Báo cáo kết quả kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong kỳ (nếu có).
Thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý; thời hạn gửi báo cáo năm chậm nhất là 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Báo cáo đột xuất theo nội dung yêu cầu của Bộ Tài chính.
Trên đây là nội dung trả lời về chế độ báo cáo về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 110/2007/TT-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật