Các trường hợp tặng cho nhà ở phải công chứng, chứng thực hợp đồng
Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở có thể thực hiện các giao dịch về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình thông qua các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở.
Do đó, chủ sở hữu nhà ở hợp pháp là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự được quyền định đoạt tài sản là nhà ở của mình bằng hình thức tặng cho cho người khác theo quy định của của pháp luật.
Khi thực hiện giao dịch tặng cho nhà ở thì các bên tham gia giao dịch phải thỏa thuận lập hợp đồng cho tặng cho nhà ở.
Theo đó, hợp đồng tặng cho nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì các trường hợp tặng cho nhà ở thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
Việc công chứng hợp đồng tặng cho nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng tặng cho nhà ở được thực hiện tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở.
Tuy nhiên, pháp luật cũng đồng thời quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 về việc không bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực đối với các hợp đồng mua bán nhà ở sau đây:
- Hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa;
- Hợp đồng tặng cho nhà tình thương;
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực đối với các loại hợp đồng trên thì thực hiện theo thỏa thuận.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật