Pháp luật quy định ra sao về việc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội?

Tình hình hiện nay đất nước ngày càng đi lên đó là do công sức đóng góp không nhỏ của Quốc hội, theo đó là sự chặt chẽ trong khâu tổ chức cũng như hệ thống cán bộ, nhân sự, tuy nhiên hiện tôi muốn tìm hiểu giai đoạn 2001-2005, pháp luật quy định ra sao về việc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội? Hoàng Thư (***@gmail.com)

Căn cứ Điều 12 Luật Tổ chức Quốc hội 2001, có quy định bỏ phiếu tín nhiệm như sau:

Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 88 Luật Tổ chức Quốc hội 2001 cũng có quy định trong trường hợp không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội tín nhiệm.

Trên đây là nội dung cần tư vấn. Mong là những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào