Lập dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất của cơ quan nhà nước
Lập dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất của cơ quan nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 92/2017/TT-BTC quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
Việc lập dự toán thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:
a) Hàng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của các cấp có thẩm quyền, nhiệm vụ thực hiện trong năm kế hoạch và các quy định tại Thông tư này; cơ quan, đơn vị trực thuộc lập dự toán kinh phí thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất tổng hợp chung vào dự toán của cơ quan, đơn vị mình; gửi cơ quan chủ quản ở trung ương và địa phương (đơn vị dự toán cấp I), để xem xét, tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Hồ sơ tài liệu kèm theo dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, bao gồm: Thuyết minh chi tiết về tên công trình; mục tiêu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng; sự cần thiết, lý do thực hiện; văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền; khối lượng công việc dự kiến; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; dự toán kinh phí theo các nguồn vốn và phân kỳ thực hiện hàng năm.
Trên đây là tư vấn về lập dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất của cơ quan nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 92/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật