Biển báo hiệu đường bộ gồm bao nhiêu nhóm?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc trên đây thì việc quy định cụ thể về hệ thống báo hiệu đường bộ để phần luồng các phương tiện tham gia gia thông là hết sức cần thiết.
Theo đó, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Trong đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, cụ thể như sau:
- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
Theo đó, các hành vi vi phạm liên quan đến biển báo hiệu đường bộ đều bị xem xét xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật